Cẩm nang công tác văn phòng

410 b) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trình, chuyển giao văn bản đến. c) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu văn bản. d) Quản lý Sổ đăng ký văn bản. đ) Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức; các loại con dấu khác theo quy định. II. Nội dung quản lý nhà nước về công tác văn thư 1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về công tác văn thư. 2. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư. 3. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư. 4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư. 5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư. 6. Hợp tác quốc tế trong công tác văn thư. 7. Sơ kết, tổng kết công tác văn thư. III. Trách nhiệm quản lý công tác văn thư 1. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTExMjQ5NA==